WHO: Chủng virus corona mới tại Ấn Độ là hiểm họa y tế toàn cầu

Quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong ngày thứ Hai nói rằng họ đang coi chủng Covid-19 có tỷ lệ lây nhiễm cao tại Ấn Độ như mối nguy hại nghiêm trọng và cho rằng nó đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến y tế toàn cầu, theo tin từ CNBC.

Giám đốc phụ trách chuyên môn về Covid-19 tại WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết cơ quan này sẽ cung cấp chi tiết hơn trong nghiên cứu sắp được công bố, tuy nhiên khẳng định rằng chủng B.1.617 của Ấn Độ có khả năng lây lan nhanh hơn loại virus ban đầu và có bằng chứng nó còn vượt qua cả tác dụng bảo vệ của vắc xin Covivd-19 hiện có. Dù vậy, vắc xin Covid-19 đang có ở hiện tại vẫn được coi là có tác dụng tốt.

“Chúng tôi xếp loại rủi ro này trên cấp độ toàn cầu. Dù rằng rõ ràng khả năng lây nhiễm của chủng này cao hơn dựa trên các nghiên cứu ban đầu, tuy nhiên chúng tôi cần thêm thông tin về chủng đó để có thể đưa ra công bố cuối cùng”, bà Van Kerkhove.

Trong tuần trước, WHO cho biết đang theo dõi ít nhất ít nhất 10 chủng virus corona trên khắp thế giới, trong đó có chủng B.1.617.

Chủng virus corona mới từ Ấn Độ đang lây lan nhanh ra nhiều nước Đông Nam Á và tiềm ẩn khả năng sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế các nước này. Ngoài ra, nó còn khiến cho dòng vốn vào khu vực sụt giảm.

Cổ phiếu các thị trường mới nổi Châu Á bị rút ròng tháng đầu tiên sau 7 tháng liên tiếp có tiền vào trước đó. Dịch bệnh bùng phát trở lại ở khu vực Châu Á đã khiến xu hướng suy yếu của dòng tiền vào khu vực này tiếp diễn trong tháng 4 với 750 triệu USD rút ròng. Dòng vốn vào Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh từ 4,8 tỷ USD (tháng 3/2021) xuống 319 triệu USD (tháng 4/2021), các thị trường mới nổi Châu Á còn lại đều bị rút ròng trong đó nhiều nhất là Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan.

Áp lực tăng lãi suất đang là rủi ro lớn nhất tác động đến dòng vốn đầu tư toàn cầu. Theo khảo sát tháng 4 của Bank of America Merrill Lynch, có tới 93% các nhà quản lý quỹ cho rằng lạm phát toàn cầu sẽ tăng lên trong năm 2022 – mức cao nhất kể từ 2004 đến nay.

Lạm phát có thể sẽ buộc các NHTW kết thúc sớm chương trình nới lỏng của mình. Một số nước như Nga, Ukraina đã phải tăng lãi suất điều hành trong tháng vừa qua và lần tăng thứ 2 kể từ đầu năm đến nay.

Trong phiên họp tháng 4, Cục dự trữ Liên bang Mỹ vẫn duy trì quan điểm nới lỏng tiền tệ và tốc độ mua vào trái phiếu 120 tỷ USD/tháng nên dòng đầu tư trái phiếu không có nhiều biến động, lợi tức TPCP Mỹ giảm nhẹ trong tháng. Tuy nhiên, các phát biểu mới đây của Bộ trường Tài chính Mỹ về sự cần thiết tăng lãi suất có thể tác động mạnh mẽ tới dòng tiền tháng 5.

Previous post Mekong Capital đầu tư 15 triệu USD vào công ty giải pháp gen, doanh thu tăng trưởng 10 lần trong 2 năm
Next post Tiếp tục cho phép xây căn hộ chung cư 25m2