Căng thẳng địa chính trị leo thang, nhà đầu tư tạm lánh khỏi tài sản rủi ro

Điện Kremlin cho biết chưa có kế hoạch cụ thể nào cho một hội nghị thượng đỉnh về Ukraine giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ.

Cuối tuần trước, các thông tin cho hay Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden đã đồng ý trên nguyên tắc về việc thảo luận để tìm ra một con đường khả thi nhất giúp Châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng quân sự nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, khiến các nhà đầu tư thận trọng rút tiền khỏi những tài sản trú ẩn an toàn như yen Nhật và trái phiếu kho bạch của Chính phủ để chuyển bớt sang cổ phiếu và đồng euro.

Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho thấy, cùng với các báo cáo về các cuộc giao tranh ở biên giới, đã khiến các nhà đầu tư phải tạm lánh khỏi tài sản rủi ro.

Kenneth Broux, chiến lược gia ngoại hối thuộc Societe Generale, cho biết: “Căng thẳng đang tăng cao. So với franc Thụy Sỹ – một loại tiền tệ trú ẩn an toàn, euro giảm 0,5% xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần, là 1,0384 franc mỗi euro.

So với đồng bạc xanh, đồng euro tăng 0,6% lúc đầu phiên giao dịch vừa qua, sau đó lùi lại để chỉ còn tăng 0,1%, chốt ở mức 1,1336 USD.

Cơ quan an ninh FSB của Nga cho biết một quả đạn pháo bắn ra từ lãnh thổ Ukraine đã phá hủy một đồn biên phòng, trong khi chính quyền Ukraine cảnh báo rằng tin tặc đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công lớn vào các cơ quan chính phủ, ngân hàng và khu vực quốc phòng của nước này.

“Sự lạc quan đã tan biến”, Jeremy Stretch, người phụ trách mảng chiến lược tiền tệ nhóm G10 của CIBC cho biết, và thêm rằng các thông tin mới nhất đều cho thấy Anh tin rằng Nga vẫn đang lên kế hoạch tấn công Ukraina.

Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 21/2 theo giờ Việt Nam ở mức 95,9430, giảm 0,1% so với một ngày trước đó và hồi phục đáng kể so với lúc đầu phiên.

Tâm lý nhà đầu tư ngày càng bất ổn hơn khi theo dõi tình hình địa chính trị leo thang, khiến chứng khoán Châu Âu quay đầu giảm điểm vào cuối ngày 21/2, sau khi tăng vào lúc đầu phiên, với thước đo mức độ biến động của thị trường chứng khoán Châu Âu – V2TX – vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020.

Ngược lại, các loại tiền tệ an toàn được hưởng lợi bởi căng thẳng do Nga tăng cường quân sự ở biên giới Ukraine. Theo đó, đồng franc Thụy Sĩ đã thêm 0,54% xuống 0,9164 USD.

Bảng Anh tăng giá do USD suy yếu, nhưng bảng giảm giá nhẹ so với USD bởi một số nhà đầu tư vẫn kỳ vọng về một giải pháp ngoại giao cho tình trạng bế tắc giữa Nga và Ukraina. Bảng Anh phiên này có lúc tăng 0,3% so với đồng đô la lên 1,3633 đô la, cao nhất kể từ ngày 20 tháng 1. Bảng đã giảm 0,02% so với euro, xuống 83,33 pence.

Hoạt động trong khu vực tư nhân của Anh tháng này tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 2021 đang hỗ trợ bảng Anh đi lên. Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng ở Anh đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 30 năm vào tháng trước, củng cố khả năng BoE sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp thứ ba liên tiếp.

Tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi phiên này vững so với USD bởi chưa rõ liệu cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ Nga và Mỹ có bị hủy hay không.

Rúp Nga tăng 0,7% vào lúc kết thúc ngày 21/2, trong khi đồng rand Nam Phi trầy trật để giữ mức tăng giá lúc đầu phiên bởi thị trường vàng có dấu hiệu thoái lui.

Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ tăng 0,1% ở phiên này, trong khi chứng khoán khu vực tăng 1,3%.

Nhân dân tệ của Trung Quốc chạm mức cao nhất gần 4 tuần so với đồng USD trong phiên vừa qua khi đồng bạc xanh tự yếu đi. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá của nhân dân tệ khó bền vững khi tình hình ở Ukraina vẫn tiếp tục căng thẳng. Theo đó, nhân dân tệ giao ngay trong nước kết thúc phiên ở mức 6,3215 CNY, cao nhất kể từ 26 tháng 1; nhân dân tệ ở nước ngoài giảm 19 pip xuống 6,3276 CHF.

Trong bối cảnh các cuộc đàm p;hán nhằm tìm kiếm hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraina còn chưa chắc chắn, dự kiến thị trường tiền tệ sẽ còn tiếp tục biến động.

Trong tuần này, những người tham gia thị trường sẽ tập trung theo dõi chính sách của ngân hàng trung ương để tìm kiếm manh mối về tốc độ và quy mô của việc tăng lãi suất trên các thị trường lớn. Các nhà đầu tư tuần này cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các lời phát biểu của các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để có thêm thông tin dù nhỏ nhất về việc tăng lãi suất, dự kiến vào tháng 3.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin phiên vừa qua biến động rất mạnh, có lúc giảm khoảng 6% xuống chỉ khoảng 37.500 USD, thấp nhất kể từ ngày 4/2, trước khi hồi phục trở lại, nhưng vẫn chỉ quanh mức 48.000 USD. Thị trường tiền điện tử vốn rủi ro lớn đang chịu chung số phận với thị trường chứng khoán.

Căng thẳng địa chính trị leo thang, nhà đầu tư tạm lánh khỏi tài sản rủi ro - Ảnh 1.

Previous post Ủy ban Chứng khoán kiểm tra tình hình cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp tại 10 CTCK
Next post “Siêu” dự án trên đảo Đại Phước, tỉnh Đồng Nai bất ngờ đổi chủ