Hàng loạt giao dịch SPAC bị huỷ bỏ trong hơn 1 tháng: Giải pháp IPO sàn Mỹ mà nhiều doanh nghiệp Việt cân nhắc đang mất dần sức hút?

SPAC, viết tắt của “Special Purpose Acquisition Company”, tạm dịch là “công ty mua lại với mục đích đặc biệt”. Về cơ bản, đây là một công ty rỗng được các nhà đầu tư lập với mục đích chỉ để huy động vốn, lên sàn rồi mang tiền thâu tóm công ty khác. Các cổ đông gửi gắm nguồn vốn cho công ty với niềm tin rằng ban lãnh đạo sẽ có những thương vụ M&A thành công, thâu tóm được các công ty tiềm năng trên toàn thế giới. Từ khi lên sàn, mỗi “tấm vỏ” SPAC có hai năm để “lấp đầy ruột”. Nếu không, công ty sẽ phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.

Nhiều cái tên lớn trong năm qua đã lên sàn bằng tấm vé SPAC, kể đến như: WeWork, Công ty du hành vũ trụ Virgin Galactic, nền tảng cá cược thể thao DraftKings, công ty bất động sản trực tuyến Opendoor, hay hãng xe điện Nikola Motor.

Ở khu vực Đông Nam Á, Grab cũng đã niêm yết sàn Mỹ qua phương thức này. Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang cân nhắc lựa chọn IPO thông qua SPAC.

Tuy nhiên, số liệu cho thấy xu hướng đang hạ nhiệt. Chỉ trong 6 tuần đầu năm 2022, đã có 6 doanh nghiệp tuyên bố hủy hợp đồng gia nhập các công ty “séc trắng” và lựa chọn hướng đi IPO truyền thống. Một trong ví dụ gần nhất phải kể là hợp đồng sát nhập ứng dụng đầu tư Acorn vào tập đoàn Pioneer Merger Corp với mức giá 2.2 tỷ đô, vừa bị hủy cuối tháng 1 vừa qua. IPO từ tháng 1/2021, Pioneer còn một năm nữa để tìm doanh nghiệp hợp nhất.

Hàng loạt giao dịch SPAC bị huỷ bỏ trong hơn 1 tháng: Giải pháp IPO sàn Mỹ mà nhiều doanh nghiệp Việt cân nhắc đang mất dần sức hút? - Ảnh 1.

Previous post Cholimex báo lãi tăng 39% trong quý 4/2021 mặc dù doanh thu giảm
Next post Lời giải nào cho bài toán tạm ứng tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp?