Từ “kẻ ốm yếu” đến quốc gia giàu nhất châu Âu: Đức tiến xa như thế nào dưới thời bà Angela Merkel?

Dưới thời của bà Merkel, nước Đức đã đi từ “kẻ ốm yếu của châu Âu” đến một cường quốc về kinh tế. Vậy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tiến xa như thế nào dưới thời bà Merkel?

Hãng tin RT đã nghiên cứu một số những chính sách quan trọng của bà Merkel và xác định xem các biện pháp này đã tiến triển ra sao trong 16 năm kể từ khi bà làm thủ tướng.

Nền kinh tế

Nền kinh tế Đức đã tăng trưởng 34% từ nhiệm kỳ đầu tiên của bà Merkel, cao hơn 15% so với đối thủ láng giềng là Pháp.

Bên cạnh khả năng lãnh đạo tốt, một số điều cũng nhờ vào may mắn. Dưới thời bà Angela Merkel, Đức đã được hưởng lợi từ nhu cầu lớn về hàng hóa kỹ thuật cao cấp từ các nền kinh tế đang phát triển nhanh như Trung Quốc.

Những cải cách như giảm thuế, hợp nhất các khoản trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi cũng như tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, được thực hiện bởi người tiền nhiệm Gerhard Schroeder, cũng mang lại thành quả.

Thị trường lao động

Dưới thời bà Merkel, tỷ lệ thất nghiệp giảm hơn 3 triệu người. Chính quyền bà Merkel đã sử dụng rộng rãi kế hoạch làm việc ngắn hạn “Kurzarbeit”. Kế hoạch này giúp tránh sa thải hàng loạt trong thời kỳ suy thoái, bao gồm cả giai đoạn đại dịch Covid-19, bằng cách trợ cấp doanh nghiệp để giữ lại công nhân biên chế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris cho biết kế hoạch này đã giúp giữ được gần 500.000 việc làm trong thời kỳ suy thoái năm 2009. Quỹ Tiền tệ Quốc tế gọi đây là “tiêu chuẩn vàng” cho các chương trình tương tự.

Nền kinh tế xuất khẩu

Từ “kẻ ốm yếu” đến quốc gia giàu nhất châu Âu: Đức tiến xa như thế nào dưới thời bà Angela Merkel? - Ảnh 1.

Previous post Khám phá hệ tiện ích tỷ đô tại căn hộ vườn treo Babylon
Next post Tp.HCM: 12 dự án BĐS hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn