Bloomberg hé lộ sự xuất hiện của khu căn hộ hàng hiệu Ritz-Carlton tại Hà Nội

Mô hình bất động sản hàng hiệu ra đời từ những năm 20 của thế kỷ trước sau khi khách sạn Sherry-Netherland ở Manhattan được xây dựng từ sự hợp tác của một nhà phát triển bất động sản và một thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Sau gần 100 năm, mô hình này đã mở rộng từ Mỹ ra nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó có châu Á. Số lượng dự án bất động sản hàng hiệu ở khu vực này đang tăng mạnh trong vài năm qua, hiện đang chiếm hơn một phần ba nguồn cung căn hộ hàng hiệu toàn cầu. Hiện tại, nơi đây có khoảng 79 dự án đang trong giai đoạn hình thành, dự kiến cung cấp cho thị trường 16.130 căn hộ đến năm 2025, Bloomberg dẫn số liệu từ C9 Hotelworks, một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển khách sạn, bất động sản hàng hiệu ở châu Á.

Thái Lan và Việt Nam đang là hai thị trường có tiềm năng hàng đầu ở châu lục này. Hãng tin Bloomberg cũng đánh giá Việt Nam là một điểm thu hút phát triển bất động sản hàng hiệu. Riêng với Marriott International – đơn vị đang dẫn đầu thế giới trong phân khúc này, tuy mới chỉ gia nhập thị trường Việt Nam hồi tháng 1/2021, tập đoàn này đã có kế hoạch cho dự án căn hộ hàng hiệu thứ 2, gắn liền với thương hiệu Ritz-Carlton.

Tiềm năng của BĐS hàng hiệu tại thị trường Việt Nam

Bloomberg trong một bài viết khác đã phân tích rằng việc sở hữu một căn hộ hàng hiệu được xem là một “tuyên ngôn” tuyệt đối để khẳng định sự giàu có và đẳng cấp của gia chủ. Đây là một trong những lý do thu hút khách hàng mua bất động sản hàng hiệu, bên cạnh mục đích để ở và đầu tư thuần túy. Quy mô dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng trong vòng 5 năm qua, với số người sở hữu tài sản ròng trên 1 triệu USD và trên 30 triệu USD tăng tương ứng là 26% và 108%.

Sự tăng trưởng này xuất phát từ tốc độ phát triển ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 2019 Bloomberg đã có viết Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng bình quân trên 6% trong 20 năm liên tiếp. Hãng tin này cho rằng đây là tiềm năng to lớn của thị trường bất động sản cao cấp tại Việt Nam.

Đồng quan điểm với bài viết của Bloomberg, tờ South China Morning Post cũng cho rằng lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam ngày càng được các nhà đầu tư quốc tế ưu ái vì tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc và nhà điều hành khách sạn có trụ sở tại Mỹ, Marriott International, đang thực hiện một bước đột phá vào phân khúc bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam.

Việt Nam – “miền đất mới” của bất động sản hàng hiệu

Đầu năm 2021, Marriott International công bố dự án bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam – Grand Marina, Saigon tại Quận 1, TP.HCM, gắn liền với hai thương hiệu Marriott và JW Marriott. Theo thông tin mới đây của Bloomberg, tập đoàn khách sạn này sẽ sớm ra mắt dự án bất động sản hàng hiệu tiếp theo mang thương hiệu Ritz-Carlton ở Hà Nội.

Bloomberg hé lộ sự xuất hiện của khu căn hộ hàng hiệu Ritz-Carlton tại Hà Nội - Ảnh 1.

Previous post CEO ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á cảnh báo một thách thức lớn đe dọa kinh tế toàn cầu
Next post Sốc vì khỏi COVID 1 tháng vẫn mệt mỏi, hụt hơi: Bác sĩ nêu lý do, cách xử trí