Doanh nghiệp cần làm gì để phục hồi sau “bão COVID-19”?

Nhận định trên được các CEO đưa ra tại Open Talks – The paths forward – Những con đường phía trước, do Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM (YBA) tổ chức mới đây.

Trong báo cáo mới được công bố, Dragon Capital đã có những đánh giá về triển vọng kinh tế khi tiêm chủng được đẩy nhanh và nới lỏng giãn cách. Dragon Capital đánh giá điều này cho thấy thị trường khá vững vàng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng cường giãn cách với hoạt động kinh tế xã hội.

Nhà đầu tư dường như đang hướng kỳ vọng vào một quý 4 tích cực hơn so với quý 3, khi tình trạng giãn cách sẽ được nới lỏng dần. Tuy nhiên, diễn biến giằng co cho thấy thị trường vẫn còn khá dè chừng. Việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng sẽ giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư.

Theo ông Lê Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc đầu tư, kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu Dragon Capital, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, một số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định, yêu cầu về nhà máy hoạt động trong thời gian dịch bùng phát. Việc giãn cách tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, đến người lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lạc quan. Chúng ta không phủ nhận sự thật rằng đã có một cú sốc kinh tế lớn. Không thể phủ nhận điều đó. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh là rất bền bỉ và năng động. Chúng ta còn nhớ Việt Nam là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới vào năm 2020 đã có mức tăng trưởng dương, trong đó tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, đều có nền kinh tế bị tăng trưởng âm”, ông Tuấn cho biết.

Ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch HĐQT U&I Group cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phục hồi khoảng 60 – 70% vào cuối năm sau. Tuy nhiên, khả năng tuyển dụng lại nhân sự sẽ rất khó khăn, vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi. Nếu trước đây, các doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi sau khủng hoảng, thì lần này sẽ mất thời gian lâu hơn.

Doanh nghiệp cần làm gì để phục hồi sau “bão COVID-19”? - Ảnh 1.

Previous post Con trai thứ của bầu Hiển làm Chủ tịch công ty nắm giữ nhiều BĐS tại Hà Nội, sắp huy động vốn về hơn 1.200 tỷ đồng
Next post Kinh tế Trung Quốc đón tin xấu vì biến thể Delta