Hệ thống tiền tệ đứng trước cuộc dịch chuyển mới, liệu các ngân hàng sẽ đứng vững?

Những cư dân miền biển với con mắt tinh tường có thể nhận ra những chiếc vỏ tròn màu trắng bề mặt khắc hình bông hoa năm cánh. Những vật từng là nhà của loài nhím biển này trông giống như một đồng bạc xamh, khiến chúng có biệt danh là “đô la cát” và huyền thoại kể rằng chúng được sử dụng như là đồng tiền của các nàng tiên cá hay của thành phố Atlantis đã biến  mất từ lâu. 

Hàng đống vỏ chất đống trên bờ biển của 700 hòn đảo ở Bahamas, vì vậy ngân hàng trung ương của quốc gia này đã chọn đồng đô la cát làm biểu tượng của mình. Vào tháng 10 năm 2020, khi Bahamas ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của một ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới (CBDC), các nhà chức trách đã trang điểm cho ứng dụng bằng họa tiết hoa quen thuộc này và gọi chùng là đồng đô la cát.

Dự án CBDC

CBDC là một phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt — đồng tiền vật lý do các ngân hàng trung ương phát hành. Ở hầu hết các quốc gia, thiết kế của chúng sẽ giống với các nền tảng trực tuyến hiện có, nhưng có sự khác biệt: tiền dưới dạng CBDC tương đương với tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Ở Trung Quốc, hơn 100.000 người đã tải xuống một ứng dụng dùng thử trên điện thoại di động tương tự, ứng dụng cho phép họ chi tiêu những khoản nhỏ bằng tiền mặt kỹ thuật số do chính phủ phát hành, hay còn gọi là đồng “nhân dân tệ số”. Ứng dụng, giống như nhân dân tệ bằng giấy, sử dụng hình ảnh chủ tịch Mao Trạch Đông.

Các quan chức châu Âu muốn ra mắt đồng euro kỹ thuật số vào năm 2025. Vào ngày 19 tháng 4, Ngân hàng Trung ương Anh và Bộ Tài chính Anh đã khởi động một lực lượng đặc nhiệm để xem xét ý tưởng này. Tại Hoa Kỳ, Fed cũng đang xem xét vấn đề này. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy phần lớn các ngân hàng trung ương đang nghiên cứu hoặc thử nghiệm với CBDC. Chúng có thể được các quốc gia chiếm 1/5 dân số thế giới sử dụng trong thời gian ít nhất là ba năm tới.

Cho đến gần đây, khái niệm đống CBDC bán lẻ chỉ nằm trong suy nghĩ cục bộ của các nhà kinh tế học có đôi mắt tinh tường, đó một ý tưởng thú vị nhưng không thực tế. Nhưng “chỉ trong hai năm, chúng ta đã chứng kiến ​​một sự thay đổi đáng kể trong cách mọi người và chính quyền nghĩ và nói về tiền tệ”. Jean-Pierre Landau, cựu phó thống đốc Banque de France, nhận định. “Trong một giai đoạn yên bình và nằm bên ngoài khủng hoảng, chúng ta đã có quá nhiều thay đổi trong cách mọi người nghĩ về tiền bạc.”

Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi? Ông Landau cho rằng điều đầu tiên đó là “hồi chuông cảnh tỉnh mà đồng Libra đã rung lên”. Libra là tên gọi đầu tiên của mạng lưới thanh toán và tiền tệ kỹ thuật số được Facebook công bố vào tháng 6 năm 2019. Đây là một cú sốc thực sự đối với hầu hết cộng đồng tiền tệ quốc tế. Nguyên nhân thứ hai là sự suy giảm trong việc sử dụng tiền mặt. Nếu tiền mặt không còn có thể được sử dụng cho các giao dịch, nó sẽ mất đi nhiều tác dụng, vì nó phải là một phương tiện trao đổi nếu nó đóng vai trò là một vật lưu trữ giá trị.

Tuy nhiên, việc phát hành cbdcs vẫn là một sự can thiệp cơ bản, việc này đã đe dọa tới hệ thống ngân hàng truyền thống. Điều này tạo cơ sở cho việc cho vay nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn, do đó, sự thay thế của nó với các phương thức truyền thống có thể làm suy yếu việc cung cấp tín dụng. 

Trong hai thế kỷ qua, hầu hết các hệ thống tiền tệ đã dựa vào khuôn khổ của một người cho vay cuối cùng dưới hình thức một cơ quan được chính phủ hậu thuẫn, cơ quan này có thể can thiệp để giúp các tổ chức tài chính trên khía cạnh thanh khoản . Sự tái hiện lại mô hình này trong thời kỳ hiện đại tồn tại dưới hình thức một ngân hàng trung ương độc lập cung cấp thanh khoản qua cả tiền mặt và dự trữ bắt buộc (tiền gửi mà các ngân hàng phải gửi tại đây).

Các phần tử cá thể của hệ thống tiền tệ là các ngân hàng. Chúng cung cấp các dịch vụ ngân hàng bằng cách thu tiền gửi và cho vay. Bằng cách chỉ giữ một phần trong số các khoản tiền gửi này và cho vay phần còn lại, các ngân hàng tạo ra tiền: các khoản tiền gửi ban đầu luôn sẵn sàng được tất toán, nhưng bây giờ có thêm các khoản tiền gửi mới từ số tiền thu được từ các khoản cho vay. 

Tất cả các khoản tiền gửi có thể được sử dụng như tiền để thanh toán. Nhưng những đồng tiền này trông như mới được tạo ra chỉ bằng những bút toán của các nhân viên ngân hàng. J.K Galbratih cho rằng: “Quy trình mà các ngân hàng kiếm tiền đơn giản đến mức khiến tâm trí bị đẩy lùi. Nơi mà một thứ gì đó rất quan trọng dường như chỉ liên quan đến một bí ẩn nào đó sâu sắc hơn .”

Galbraith nói rằng việc phát hiện ra rằng các ngân hàng có thể tạo ra tiền đã “xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của ngân hàng” và “đó là những đồng lãi có thể kiếm được. Nơi mà phần thưởng đang chờ đợi những người có bản năng đổi mới” Hầu hết tiền được tạo ra bởi các ngân hàng. Ở Mỹ, lượng tiền được phát hành rộng rãi bằng với tỷ trọng của gdp trong 100 năm (mặc dù đại dịch đã thúc đẩy lượng tiền mặt giảm mạnh). Khoảng 90% trong số đó là tiền gửi ngân hàng tư nhân. Ở các nền kinh tế khác, tỷ trọng này cao hơn: 91% ở khu vực đồng tiền chung châu âu, 93% ở Nhật Bản và 97% ở Anh.

Hệ thống này tồn tại những sai sót. Bởi vì các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản trong dài hạn, trong khi các khoản tiền gửi là các khoản nợ ngắn hạn có tính thanh khoản cao, do vậy các ngân hàng cần trung gian cho vay như là biện pháp cuối cùng giải quyết khủng hoảng. Điều này tạo ra những mối quan ngại khác vì nó thúc đẩy rủi ro đạo đức thông qua việc chấp nhận rủi ro lớn hơn. Các cơ quan quản lý có thể cố gắng hạn chế điều này thông qua giám sát thận trọng, nhưng điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Mối đe dọa từ Facebook

Facebook mang lại mối đe dọa cho các vấn đề trên với mạng lưới người dùng khổng lồ của nó, điều này có nghĩa là hơn 2 tỷ người sử dụng Facebook có thể chấp nhận một loại tiền tệ mới. Điều này làm cho Libra ngay lập tức trở nên đáng tin cậy như một phương tiện trao đổi. Mạng lười của đồng tiền này sẽ xuyên biên giới. Và trong hiện thân ban đầu, nó sẽ là một công cụ trao đổi mới. Điều này làm gia tăng viễn cảnh người dân sử dụng các loại tiền tệ mà các ngân hàng trung ương không có quyền kiểm soát. Các cơ quan quản lý đã phản đối ý tưởng này. 

Bây giờ đồng tiền này đã được xây dựng lại dưới cái tên là Diem, và được neo theo tỷ giá 1 đổi 1 với các loại tiền tệ toàn cầu như đồng đô la hoặc euro. Trong thế giới tiền điện tử, những đồng tiền như vậy được gọi là stablecoin (đồng tiền ổn định). Diem vẫn chưa được phát hành, nhưng “ngay cả khi dự án đó không bao giờ lộ diện, nó đã thay đổi thế giới một cách đáng kể,”.

Các hệ thống thanh toán song song, đặc biệt là các hệ thống siêu quốc gia, đe dọa các kênh thanh toán thông thường trên khía cạnh chính sách tiền tệ. “Điều này thực sự phụ thuộc vào những gì xảy ra liên quan trên lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số và liệu những khoản thanh toán đó có hoàn toàn nằm ngoài hệ thống ngân hàng hay không”. 

Một quan chức cao cấp của ngân hàng trung ương cho rằng “Ở một mức độ như vậy, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tạo ra một khoảng cách thực sự trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Nếu thanh toán kỹ thuật số hoàn toàn được thực hiện trong hệ thống ngân hàng, thì cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ sẽ được giữ lại, nhưng tôi không nghĩ đó là điều mà chúng ta đang hướng tới. ”

Việc dư thừa tiền mặt khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tiền mặt là hình thức an toàn nhất của tiền tệ. “Sự tin tưởng vào hệ thống phụ thuộc vào khả năng của người nắm giữ tài sản chuyển tiền của họ thành tài sản an toàn nhất, mặc dù họ có thể không bao giờ làm điều đó. Thực tế là họ biết rằng họ có thể neo toàn bộ hệ thống”.

Sự thật là các cơ quan quản lý tiền tệ từ lâu đã cảm thấy không yên tâm về sự yếu kém của các ngân hàng. Điều này bao gồm tỷ lệ những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng, ngay cả ở các nước giàu, vấn đề chi phí cao của các phương thức thanh toán và chi phí lớn cho các giao dịch xuyên biên giới (chi phí chuyển tiền đến các nước nghèo hơn). Sự hấp dẫn của một hệ thống liền mạch, rẻ tiền hơn đã thúc đẩy các dự án phát triền các hình thức thanh toán nhanh hơn trên khắp thế giới. Các dự án này bao gồm hệ thống FedNow, một hệ thống thanh toán theo thời gian thực tại Mỹ sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2023.

Cả nỗi sợ hãi cũng như cơ hội đều là động lực chính cho Bahamas. Sẽ dễ dàng hình dung rằng cư dân chỉ phụ thuộc vào một loại tiền tệ tiện lợi như Diem, điều sẽ phá vỡ khả năng điều tiết cung tiền của ngân hàng trung ương. Ông John Rolle, thống đốc ngân hàng trung ương Bahamian, cho biết: “Chúng tôi muốn cung cấp một cơ sở hạ tầng ở một quốc gia rất nhỏ, nơi mà nếu chỉ dựa trên các cân nhắc trên khía cạnh kinh doanh thì có vẻ không hợp lý nếu hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào các tổ chức tài chính và cá nhân”. Do vị trí địa lý hải đảo phân tán, Bahamas có nhiều cộng đồng ở xa với khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hạn chế.

Ứng dụng ví điện tử của ngân hàng trung ương nghe có vẻ không mang tính cách mạng, nhưng ý tưởng về một ngân hàng trung ương cung cấp tiền kỹ thuật số trực tiếp cho người dân là một việc cấp tiến. Nếu người dân có thể chuyển đổi tiền gửi ngân hàng thành tiền ngân hàng trung ương chỉ bằng một thao tác vuốt đơn giản, điều này chứng tỏ công nghệ “có tiềm năng trở thành công cụ tăng tốc”. Điều này có thể kéo tiền gửi ra khỏi hệ thống ngân hàng và đi vào bảng cân đối của ngân hàng trung ương, và làm giảm đi tính trung gian của các ngân hàng.

Tham khảo The Economist

Previous post Doanh Nhân Đam Mê Từ Thiện – Kinh Doanh Thành Công Với Thương Nhà đất Lam Anh và Nhà đất Thuý An Uy Tín – Chất Lượng
Next post Quy Nhơn bừng sức sống mạnh mẽ qua đêm nhạc “Quy Nhơn Ngày Xanh Nắng”