Nhân dân tệ tăng giá mạnh nhất trong số tiền tệ các nền kinh tế mới nổi năm 2021

Ngày 27/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) áp tỷ giá hối đoái tham chiếu cho nhân dân tệ ở mức 6,3686 CNY/USD, tăng 6 pip so với phiên trước đó. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ nội địa ở mức 6,3700 CNY. Biên độ dao động tỷ giá CNY hẹp, ở mức dưới 100 pip, với khối lượng giao dịch cũng giảm xuống 12,1 tỷ USD trong 1/2 phiên này, so với mức trung bình khoảng 15 tỷ USD mỗi sáng. Nhân dân tệ ở nước ngoài (CNH) giao dịch ở mức 6,3723 CNH.

Chỉ số Dollar index phiên này giảm xuống 96,084, so với mức đóng cửa 6,3723 CNH của phiên giao dịch liền trước đó. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, Dollar index vẫn tăng giá khoảng 7%, vậy mà nhân dân tệ còn tăng giá hơn nữa so với USD.

Mặc dù giảm trong phiên vừa qua, song đồng tiền của Trung Quốc năm 2021 vẫn tăng năm thứ 2 liên tiếp, với mức tăng so với USD vào khoảng 2,5%, trở thành đồng tiền của một nền kinh tế mới nổi hoạt động tốt nhất trong năm 2021, được củng cố bởi xuất khẩu mạnh mẽ, thặng dư thương mại ngày càng tăng và thanh khoản bằng USD dồi dào hơn trước. Nếu tính theo tỷ trọng thương mại, nhân dân tệ cũng đang ở mức mạnh nhất kể từ cuối năm 2015.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong cuộc họp của Ủy ban chính sách tiền tệ quý 4/2021 đã nhắc lại tại rừng họ sẽ cải cách ngoại hối sâu hơn hơn, và tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ trong khi hướng dẫn các công ty và tổ chức tài chính “trung lập với rủi ro”.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu sức mạnh của đồng nhân dân tệ có thể duy trì trong năm tới hay không, khi các nền kinh tế lớn có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ, khác với xu hướng nới lỏng của PBOC.

Gao Qi, chiến lược gia tiền tệ của Scotiabank cho biết: “Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/CNH (đồng nhân dân tệ ở nước ngoài) có thể sẽ nằm trong phạm vi 6,35-6,40 và nghiêng về khả năng giảm giá”.

“Chúng tôi tin rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục định tỷ giá tham chiếu USD/CNY theo xu hướng tăng nếu thấy cần phải ngăn chặn bất cứ suy đoán một chiều nào về việc đồng nhân dân tệ sẽ tăng”. Ông cho rằng vị thế giao ngay của tỷ giá USD/CNH sẽ ít biến động trong ngắn hạn, tới quý 1/2022.

Trong khi đó, một cựu quan chức Trung Quốc cảnh báo về sự suy yếu của đồng nhân dân tệ vào năm 2022 khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, và Trung Quốc nên chuẩn bị cho đồng tiền của họ lùi xa khỏi mức cao gần đây nếu dữ liệu kinh tế tiếp tục gây thất vọng trong năm tới.

Theo ông Guan Tao, nhà kinh tế trưởng toàn cầu thuộc BOC International, chỉ số Dollar inex có thể sẽ chi phối sự biến động của đồng nhân dân tệ trong năm 2022, ngay cả khi xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh, bởi nhu cầu của các doanh nghiệp về cuối năm đã và đang hỗ đẩy đồng tiền này giảm dần. Ông Guan trước đây phụ trách bộ phận cán cân thanh toán của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).

Theo ông Guan, đà tăng của đồng nhân dân tệ – so với đồng đô la mạnh lên kể từ tháng 9 – “không phải do những thay đổi kỳ vọng của thị trường, mà được hỗ trợ bởi nhu cầu thực tế từ thặng dư thương mại”.

Trong hoàn cảnh như vậy, nếu sức mạnh của đồng đô USD còn được duy trì bởi kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Mỹ, “(PBOC) sẽ không loại trừ cơ hội điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ”.

Để ngăn chặn suy thoái kinh tế, Trung Quốc mới đây đã cắt giảm lãi suất tham chiếu cơ bản đối với tiền cho vay (LPR) lần đầu tiên sau 20 tháng nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế đang chậm lại.

Song song với đó, Trung Quốc cam kết giữ nguyên tỷ giá hối đoái của nội tệ ở mức “cơ bản ổn định” vì nước này đang có một loạt các chính sách nhằm đối phó với tình trạng xuất khẩu chậm lại và những khó khăn kinh tế gia tăng trong năm tới.

Đồng thời, Thủ tướng Lý Khắc Cường tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước ngày 23/12 đã kêu gọi các ngân hàng ký kết thỏa thuận giải quyết ngoại hối dài hạn hơn với các công ty thương mại theo cách có mục tiêu, để trao quyền cho các công ty, trong việc bù đắp rủi ro tỷ giá hối đoái.

Theo dữ liệu ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố ngày 22/12, các quỹ Nhân dân tệ lưu hành của Trung Quốc cho ngoại hối đã tăng lên 21,26 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,3 nghìn tỷ USD) vào cuối tháng 11, tăng 35,44 tỷ Nhân dân tệ so với tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2015.

Các nhà phân tích hiện kỳ vọng sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác sẽ làm suy yếu lợi thế lợi nhuận của Trung Quốc trong năm mới và kích hoạt một số dòng vốn chảy ra.

Tuần trước, ông Guan cảnh báo rằng việc tránh tăng giá đồng nhân dân tệ quá mức khiến vấn đề này trở thành một trong những ưu tiên của Trung Quốc trong việc tác động đến dự báo của thị trường.

Tham khảo: Reuters

Previous post Ông trùm cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất, cầm lái Mercedes-Benz SLS AMG, có thể có ‘kèo’ siêu xe gây chấn động
Next post Lạm phát tăng nóng khiến chứng khoán Mỹ đỏ lửa, Dow Jones rớt gần 700 điểm