‘Hiện đại liệu có hại điện’: Đây là cách sự bùng nổ của fintech ở một trung tâm tài chính mở lối cho tiền bẩn lưu thông
Cách NHTW Anh 10 phút đi bộ, ở rìa phía đông London, là cửa ngõ dẫn đến một thế giới tiền tệ mới với những góc tối trong đó.
Tại đây, trên khu Dukes Place là văn phòng của Moorwand Ltd., một trong những công ty mới nổi đang phát triển nhanh chóng. Họ cung cấp dịch vụ cho khách hàng như cách mà các ngân hàng truyền thống vẫn làm khi chuyển tiền trên khắp thế giới.
Mỗi ngày, chỉ riêng tại Anh, ước tính có khoảng 1,4 tỷ bảng Anh (1,9 tỷ USD) được giao dịch thông qua các doanh nghiệp thanh toán kỹ thuật số được quản lý lỏng lẻo như Moorwand. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong dòng chảy tài chính của Anh, các nhà phê bình cảnh báo hệ thống kiểu này đang mở ra cánh cửa cho tiền bẩn lưu thông.
Sự lỏng lẻo trong hoạt động quản lý
Moorwand là một trong hơn 200 tổ chức tiền điện tử (EMI), được các cơ quan quản lý của Anh phê duyệt kể từ năm 2018. Rắc rối xảy ra ngay sau đó: một công ty cho vay nhỏ ở Đan Mạch mà Moorwand đã phát triển mối quan hệ thân thiết đã “gắn cờ” hàng trăm giao dịch đáng ngờ liên quan đến các công ty thanh toán, theo các tài liệu nội bộ ngân hàng được Bloomberg News theo dõi. Vào năm 2018, chính quyền Đan Mạch đã niêm phong tài sản của ngân hàng Kobenhavns Andelskasse với lý do vi phạm luật rửa tiền và chuyển vấn đề lên cảnh sát.
Moorwand, do doanh nhân Wael Sulaiman Almaree kiểm soát có trụ sở tại Moldova, không bị cáo buộc có hành vi sai trái và vẫn được phép chuyển tiền của khách hàng. Cả Almaree và Moorwand đều không trả lời các yêu cầu bình luận.
Hiện các câu hỏi đang xoay quanh hàng chục cơ quan quản lý cấp phép cho các EMI. Đây là một phần của động thái nhằm nâng cao danh tiếng của London như một trung tâm fintech và thúc đẩy cạnh tranh ngân hàng.
EMI xuất hiện khoảng một thập kỷ trước. Họ cung cấp các dịch vụ thanh toán như xử lý giao dịch, thẻ trả trước, chuyển tiền ra nước ngoài và ví kỹ thuật số. Nhưng họ thường phục vụ những khách hàng có rủi ro cao mà những người cho vay truyền thống sẽ từ chối giao dịch, chẳng hạn như những giao dịch tiền điện tử, Jon Wedge, một đối tác tại công ty kế toán Berg Kaprow Lewis LLP ở London, cho biết.
Theo ước tính của chính phủ, hoạt động rửa tiền đã tiêu tốn của Vương quốc Anh hơn 100 tỷ bảng Anh mỗi năm và sự gia tăng của các EMI mà không có quy định chặt chẽ hơn có thể làm xấu đi danh tiếng của London như một trung tâm tiền bẩn. Mối lo ngại thậm chí còn trở nên sâu sắc hơn sau sự sụp đổ của Wirecard AG ở Đức vào năm ngoái. Giám đốc điều hành của công ty, BaFin, đã bỏ lỡ các dấu hiệu cho thấy đó là một trò giả mạo trước khi tình hình trở nên tồi tệ với 2,3 tỷ USD bị biến mất.