‘Bài học Nhật Bản’ để đối phó lãi suất thấp và lạm phát thời hậu Covid-19

Nhiều bữa tiệc xa hoa được tổ chức bởi giới ngân hàng khi thập niên 80 của thế kỷ trước chính thức khép lại với chỉ số Nikkei 225 chạm đỉnh lịch sử 38.957 điểm. Đây chính là thập kỷ huy hoàng nhất họ từng chứng kiến. Và đó cũng là lý do họ bước vào một thập kỷ mới với hy vọng 10 năm tiếp theo nối đà thăng hoa như giai đoạn vừa qua.

Nền kinh tế tăng trưởng bình quân 4%/năm và dường như chặng đường 10 năm tới cũng không có quá nhiều khác biệt. Đến năm 1995, Nomura Securities dự đoán chỉ số Nikkei sẽ chạm 63.700 điểm. Đó thực sự là một kỷ nguyên rực rỡ. Các quan chức nước ngoài, nhà đầu tư và làm việc trong lĩnh vực tài chính, báo giới đổ xô tới thủ đô Tokyo. Tất cả đều muốn “gói mang về” những bài học về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản.

Quá trình học hỏi đó vẫn chưa dừng lại. 30 năm sau, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa đánh mất sự hấp dẫn của mình. Nhưng ngoài những “bí quyết” để có một tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ, sinh viên Nhật Bản ngày nay còn muốn biết cách “sống chung với lũ” khi chu kỳ thịnh vượng chính thức trôi qua.

“Có một sự thật rằng những vấn đề Nhật Bản đã gặp phải cũng là những vấn đề các quốc gia châu Âu đang đối mặt”, theo Hirisho Nakaso, cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ).

“Tôi không khẳng định châu Âu sẽ theo đúng con đường mà Nhật Bản đã đi nhưng những kinh nghiệm của Nhật Bản chắc chắn sẽ cho họ những gợi ý hết sức quý giá”.

Bài học Nhật Bản để đối phó lãi suất thấp và lạm phát thời hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Previous post ”Thần chứng khoán” Buffett và 500 triệu phú có đều có chung 2 đặc điểm: Người giàu có không muốn ai biết mình có điều này
Next post Bí quyết để bạn có được hướng đi đúng về tài chính trong năm 2022: Tất cả đều phụ thuộc vào một mẹo kiểm soát dòng tiền