Nợ của Mỹ tăng thêm 3.000 tỷ USD, nhanh nhất trong lịch sử

Trong 5 tháng qua, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng từ 23,5 nghìn tỷ USD lên 26,5 nghìn tỷ USD, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử cả về con số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Trong cùng khoảng thời gian đó, Cục Dự trữ Liên bang đã bắt tay vào một chương trình mua trái phiếu tích cực với mục tiêu đẩy lãi suất càng gần 0 càng tốt.

Tín hiệu cảnh báo

Trái ngược với dự báo của nhiều chuyên gia, đồng USD chỉ giảm 7-8%. Tuy nhiên, một số tài sản truyền thống khác đang nhấp nháy các tín hiệu cảnh báo. Kể từ khi đạt mức thấp nhất trong tháng 3, vàng đã tăng 35%, bạc 100% và bitcoin 200%. Trong lịch sử khi nền kinh tế bất ổn hay xảy ra khủng hoảng đều khiến giá vàng tăng kỉ lục. Liệu chi tiêu cao hơn của chính phủ sẽ gây ra hậu quả sâu rộng?

“Lạm phát khó có thể tiếp tục, Fed đã chứng minh điều đó như các ngân hàng trung ương khác đã làm”, theo Nhà kinh tế trưởng Blu Putnam của CME Group, người cũng lưu ý rằng các ngân hàng trung ương thế giới đã cố gắng rất lâu để đạt được mức lạm phát bình thường nhưng cuối cùng chỉ có thể khiến giá của các tài sản rủi ro tăng vọt.

Trader kì cựu Jack Bouroudjian nhận định chính phủ đang làm điều đúng đắn. “Đây là thời kỳ khác thường… nếu như cần chọn 1 thời điểm để vay tiền thì đó là khi lãi thấp chứ không phải lãi cao”, ông nói.

Nhìn lại lịch sử

Trong lịch sử, có hai cách để thị trường bày tỏ ý kiến về trách nhiệm tài khóa của chính phủ: sức mạnh của đồng đô la và nhu cầu đối với Kho bạc Mỹ. Thật không may, gần đây cả hai thước đó truyền thống này đã mất hiệu quả. Chỉ số Dollar Index đo lường giá trị của đồng USD so với một rổ tiền tệ có đồng euro và đồng yên cho thấy sự không cân xứng. Cả ngân hàng trung ương và chính phủ Nhật Bản và châu Âu hiện cũng đang tham gia vào các chính sách nới lỏng tiền tệ, khiến cho việc so sánh không còn chuẩn xác.

Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang đã mua vào một lượng lớn trái phiếu Mỹ, làm cho mức giá hiện tại trở nên vô dụng trong việc phản ánh nhu cầu thực sự. Đáng buồn thay, chúng ta còn lại rất ít thị trường mà có thể sử dụng để đánh giá phản ứng với các chính sách kinh tế vĩ mô.

Có lẽ thông điệp từ vàng và bạc không phải là sẽ sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Hầu hết các tài sản thay thế khác đang báo hiệu một sự bất an liên quan đến việc thiếu các tín hiệu thị trường bình thường. Dù bằng cách nào, cách tốt nhất là hãy thận trọng theo dõi chặt chẽ các động thái thị trường để tìm manh mối.

Tham khảo Business Insider

Previous post Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 29/12
Next post Kỳ lân VNG lỗ sau thuế 27 tỷ đồng trong quý 1, ví điện tử ZaloPay ước lỗ hơn 200 tỷ đồng