Khủng hoảng điện ở Trung Quốc ‘tàn phá’ cả thế giới: Hoạt động sản xuất từ iPhone, ô tô cho đến hộp các tông gián đoạn nghiêm trọng
Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới không chỉ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của chính họ. Ngoài ra, điều này còn tác động trực tiếp lên chuỗi cung ứng, có thể cản bước nền kinh tế toàn cầu vốn đang chật vật để hồi phục sau đại dịch.
Có thể nói, cuộc khủng hoảng diễn ra ở thời điểm không thể tồi tệ hơn, khi các ngành vận chuyển vốn đã phải đối mặt với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn trong dịp lễ cuối năm. Hơn nữa, nó còn đến ngay khi bắt đầu mùa thu hoạch ở Trung Quốc đã bắt đầu, làm dấy lên mối lo ngại về giá các loại hàng hóa sẽ tăng cao hơn.
Louis Kujis – nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á tại Oxford Economics, cho biết: “Nếu tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản lượng tiếp tục diễn ra, điều này có thể trở thành một yếu tố khác gây áp lực cho nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là nếu bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.”
Tăng trưởng giảm tốc
Các nhà kinh tế đã cảnh báo về tình trạng tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc. Một chỉ số của Citigroup cho thấy các nhà xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm chế tạo đặc biệt có nguy cơ đối diện nhiều rủi ro khi nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ đang suy yếu.
Các quốc gia và khu vực láng giềng như Hàn Quốc và Đài Loan cũng rất nhạy cảm, những nhà xuất khẩu kim loại như Australia và Chile cũng vậy. Ngoài ra, các đối tác thương mại quan trọng như Đức cũng chịu ảnh hưởng phần nào.
Đối với người tiêu dùng, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất có sẵn sàng chịu mức phí cao hơn hay sẽ chuyển cho khách hàng?