Blomberg: Không phải 1 triệu mà có thể gần 2 triệu người đã chết vì Covid-19
Theo ông Lopez, khả năng lây truyền nhanh của virus corona ở những người không có dấu hiệu của bệnh khiến các biện pháp định lượng không chính xác bởi nhiều trường hợp tử vong mà không được chuẩn đoán và ghi nhận.
“Một triệu ca tử vong nghe rất khủng khiếp nhưng câu hỏi đặt ra là liệu số liệu đó đã đúng. Công bằng mà nói, một triệu ca tử vong dường như là một sự đánh giá thấp đáng kể số nạn nhân của dịch bệnh”, Bloomberg dẫn nghiên cứu của giáo sư Lopez.
Đại dịch Covid-19 bùng lên nhanh chóng và reo rắc nỗi ám ảnh trên toàn thế giới. Ngay cả ở những quốc gia có hệ thống y tế ưu việt, tỷ lệ tử vong cũng khó được đánh giá chính xác. Một nghiên cứu vào tháng 7 cho thấy hàng chục nghìn trường hợp tử vong do Covid-19 có thể đã không được ghi nhận ở Mỹ bởi các thống kê chính thức trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua.
Chính việc thiếu đi những số liệu chính xác làm suy yếu khả năng của các chính phủ trong việc đưa ra những sách lược đối phó hợp lý và kịp thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy hồi phục kinh tế. Nếu tỷ lệ tử vong do Covid-19 lên tới 3 triệu như dự đoán của Giáo sư Lopez, đại dịch này sẽ trở thành kẻ giết người tồi tệ nhất thế giới.
Ngoài ra, việc thống kê số ca tử vong thấp còn mang đến cho một số người cảm giác an toàn sai lầm. Nó cũng khiến các chính phủ đánh giá không đúng về virus corona và coi nhẹ vấn đề xử lý đại dịch so với những gì họ cần phải làm.
Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm Covid-19 nhưng chỉ có 90.020 trường hợp tử vong trong tổng số gần 1 triệu người chết vì Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới. Trong khi đó, tại Mỹ, số người chết vì Covid-19 đã vượt 200.000 người nhưng thiếu khả năng ghi nhận số ca tử vong theo thời gian thực.
Ở bang Indiana, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người sống trong viện dưỡng lão không được kiểm tra virus thường xuyên. Trong khi đó, nhóm người này chiếm tới 55% số ca tử vong vì virus corona của bang. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ khả năng có những người chết vì Covid-19 nhưng không được ghi nhận.
Trong khi đó, phần lớn các trường hợp tử vong vì Covid-19 là người có bệnh lý nền. Nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đang không coi những trường hợp mắc Covid-19 nhưng tử vong trên nền bệnh khác là mắc Covid-19. Điều này tiếp tục đặt ra câu hỏi về sự chính xác trong thống kê số nạn nhân của đại dịch ở các quốc gia.
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến khích các quốc gia dùng chung một quy định về ghi nhận số trường hợp mắc và tử vong vì Covid-19. Theo đó, những bệnh nhân chết khi có các triệu chứng của Covid-19, bao gồm cả bệnh lý nền, nên được coi là tử vong vì đại dịch trừ khi có nguyên nhân khác rõ ràng.
Cũng giống như cách thống kê số trường hợp tử vong, thiệt hại kinh tế do virus corona gây ra cũng được các nước thống kê theo nhiều cách khác nhau và thiếu đi sự đồng nhất. Tuy nhiên, những thay đổi trong mô hình chi tiêu của người dân sẽ tác động nặng nề tới các nền kinh tế chứ không phải do các biện pháp giãn cách xã hội.
Nghiên cứu của Giáo sư Lopez được tài trợ bởi Bloomberg Philanthropies do tỷ phú Michael Bloomberg thành lập. Ông Bloomberg cũng là người sáng lập và chủ sở hữu phần lớn của Bloomberg LP, mẹ của Bloomberg News.