Nghịch lý của việc phát triển thương hiệu trên Amazon: Bán hàng hay thuê khách hàng?

Amazon – ông lớn chiếm 50% tổng doanh số thương mại điện tử có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các nhãn hàng.

Kinh doanh trên Amazon cho phép thương hiệu tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng bao gồm 200 triệu thành viên Prime- những người sử dụng nền tảng này khi tìm hiểu, so sánh giá và mua sản phẩm. Tuy nhiên, theo thời gian, Amazon coi những khách hàng đó là “của riêng mình” và dựng lên những rào cản giữa nhãn hàng và người mua sắm.

Những rào cản này bao gồm việc loại bỏ tất cả thông tin về khách hàng khỏi báo cáo đơn đặt hàng, ngừng cho phép các thương hiệu phản hồi đánh giá sản phẩm và tăng cường việc liên lạc với khách hàng qua điện thoại theo những kịch bản sẵn có.

Tuần trước Amazon đã công bố một chương trình mới giúp các thương hiệu kết nối với người mua được gọi là “Quản lý tương tác với khách hàng”. Công cụ này cho phép các thương hiệu quản lý nội dung và khởi tạo các chiến dịch email đến khách hàng. Cụ thể hơn là “những khách hàng đã từng mua sản phẩm của thương hiệu đó trong các cửa hàng trên Amazon.” Không sai khi Amazon nói rằng đó là những khách hàng riêng của một thương hiệu.

Nghịch lý của việc phát triển thương hiệu trên Amazon: Bán hàng hay thuê khách hàng? - Ảnh 1.

Previous post 4 bộ phận của con lợn người Việt ăn thường xuyên nhưng ăn quá nhiều có thể gây hại
Next post Chủ tịch HBC Lê Viết Hải: FLC cam kết sẽ trả 285 tỷ đồng cho đến tháng 4/2022, sẽ tiếp tục hợp tác nếu có cơ hội trong thời gian tới