Trung Quốc chặn một loạt các ứng dụng ‘giải bài hộ’, học sinh và phụ huynh loay hoay không biết làm bài tập như thế nào
Bộ Giáo dục cho biết, các ứng dụng “Chụp câu hỏi – có ngay lời giải” chỉ có thể hoạt động trở lại sau khi được chứng minh là thực sự hữu ích đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời phải được sự chấp thuận các cơ quan có liên quan. Bộ này lo ngại học sinh dựa vào các ứng dụng đó sẽ không chịu động não khi đối mặt với các vấn đề và điều này sẽ làm hại đến việc phát triển trí tuệ.
Truyền thông trong nước đưa tin, ứng dụng “Chụp câu hỏi – có ngay lời giải” xuất hiện vào đầu năm 2013, với những công ty chủ chốt như Zuoyebang. Họ đã xây dựng ngân hàng 300 triệu câu hỏi dành cho học sinh từ tiểu học đến trung học. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi ứng dụng Analysys Qianfan có trụ sở tại Bắc Kinh, các ứng dụng như vậy đứng đầu danh sách những ứng dụng về giáo dục có nhiều người dùng đang hoạt động vào tháng 4.
“Rất khó để học sinh phát triển khả năng của mình nếu họ chỉ sử dụng ứng dụng để tìm kiếm câu trả lời”- Chu Zhaohui, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia do nhà nước điều hành, nói với China Media Group. “Theo chính sách “”, ngày càng có nhiều trường yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập tại trường trong vòng một giờ. Do đó mà nhu cầu sử dụng các ứng dụng như vậy đã giảm đi đáng kể “.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người sử dụng các ứng dụng này đều là học sinh. Các bậc cha mẹ thường xuyên đăng nhập để giúp con làm bài tập thấy việc bị hạn chế sử dụng này là một điều phiền toái.
“Việc giải các câu hỏi toán lớp năm là một thử thách đối với tôi”, Lu Jing – làm việc tại một trụ sở ở Thượng Hải đã nói với Sixth Tone. “Bây giờ con trai tôi đang học lớp 8. Tôi không biết làm gì nếu tôi cần kiểm tra bài tập về nhà của nó. Những ứng dụng này bị chặn tôi gặp nhiều rắc rối”.
Trong khi đó, một số học sinh sử dụng các ứng dụng này để kiểm tra lại câu trả lời của họ sau khi hoàn thành bài tập về nhà cũng nhận thấy những hạn chế này không hữu ích. Họ cho biết không phải ai cũng sử dụng ứng dụng để gian lận.
“Ứng dụng này rất hiệu quả”, Du Qiuchun, một học sinh trung học ở Thượng Hải cho biết. “Nếu ứng dụng không còn nữa, em cũng không sao, chỉ có điều là em không thể sửa lỗi trong bài tập của mình ngay lập tức và phải hỏi giáo viên vào ngày hôm sau.”
Tham khảo Sixth Tone