Bệ phóng nào giúp bất động sản Thanh Hóa tăng tốc?

Chính sách vĩ mô hoàn thành mục tiêu kép trong mùa dịch

Thanh Hóa về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu kép trong năm 2021, đây là thông tin được đại diện UBDN tỉnh công bố tại Hội nghị Ban thường vụ tỉnh ủy mới được tổ chức. Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19 nhưng tỉnh này vẫn duy trì được mức tăng trưởng GRDP ở mức 8,06%, thu ngân sách ước đạt 24.400 tỷ đồng, tương đương mức tăng 15% so với năm 2020.

Hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều đã đạt và vượt kế hoạch, đặc biệt mức thu hút vốn đầu tư của Thanh Hóa đã tăng 6,7%, thành lập doanh nghiệp mới tăng 9,3%, giải ngân vốn đầu tư công đứng Top 2 cả nước. Theo thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa hiện là địa phương dẫn đầu thu hút vốn FDI tại miền Trung với 164 dự án, tổng vốn đăng ký 14,57 tỉ USD, chiếm 24% tổng vốn đăng ký của cả khu vực.

Để đạt được kết quả khả quan ngay trong thời điểm dịch còn nhiều diễn biến phức tạp, Thanh Hóa đã tập trung quy hoạch ý tưởng trên cơ sở phát triển 4 trung tâm động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế tạo thành không gian mới trong phát triển kinh tế – xã hội. Đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từ đó tạo thành mạng lưới giao thông kết nối thuận lợi nội tỉnh và kết nối vùng được xem là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa. Ước tính trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh này đã dành khoảng 610.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại.

Thị trường bất động sản giàu tiềm năng đầu tư

Kinh tế – xã hội phát triển chính là tiền đề quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành “miền đất hứa” của nhiều doanh nghiệp địa ốc và nhiều nhà đầu tư thứ cấp trong thời gian qua. Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), bất chấp tình hình dịch bệnh, trong nửa đầu năm 2021, Thanh Hóa đã thu hút thành công nguồn vốn lớn từ các “ông lớn” như Vingroup, Sungroup, T&T Group, TNR… Trong quý 4/2021, thị trường bất động sản Thanh Hóa càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi các tập đoàn lớn đã đồng loạt triển khai các dự án có quy mô gần 3.000ha với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Điều đáng chú ý là các dự án này không tập trung trong một khu vực nhất định mà được phân bổ rải rác tại nhiều vị trí chiến lược.

Sungroup triển khai 3 siêu dự án gồm khu nghỉ dưỡng khoáng nóng, quảng trường biển, khu phức hợp giải trí. Vingroup triển khai mở bán những căn biệt thự cuối cùng thuộc khu đô thị Vinhomes Star City có quy mô 147ha tại TP. Thanh Hóa. Flamingo triển khai dự án nghỉ dưỡng Flamingo Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa) theo mô hình của Ibiza – Hòn đảo tiệc tùng lớn nhất trên thế giới – với những tuyến phố mua sắm – giải trí – ẩm thực dài hàng cây số. Cũng tại Hoằng Hóa, chủ đầu tư này đang xúc tiến để triển khai một siêu dự án 1.300 ha với tổng mức đầu tư 3 tỷ USD.

Bệ phóng nào giúp bất động sản Thanh Hóa tăng tốc? - Ảnh 1.

Previous post Tư vấn Xây dựng Điện 2 (TV2) chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 35%
Next post Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ là nhà thầu chính cho cụm dự án trọng điểm 2022-2025 của Novaland