Lời giải nào cho bài toán tạm ứng tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp?

Tạm ứng lương – “Nỗi lòng” của người lao động lẫn chủ doanh nghiệp

Với tâm lý người Việt – Làm việc cả năm dành ba ngày Tết thì Tết nguyên đán thực sự là thời điểm những câu chuyện “Cơm – Áo – Gạo – Tiền” trở thành nỗi ám ảnh thường trực của người lao động, đặc biệt là nhóm lao động phổ thông có thu nhập thấp và không nhiều tích luỹ. Cũng chính vì thế, nhu cầu tạm ứng lương để chi trả các khoản chi tiêu cuối năm của người lao động ở thời điểm giáp Tết trở nên nóng hơn bao giờ hết. Hơn lúc nào hết, việc doanh nghiệp đưa chính sách tạm ứng tiền lương vào lúc này sẽ hoá giải những nỗi lo về tài chính cuối năm của người lao động và có thể giúp họ khỏi việc phải cậy nhờ những dịch vụ “tài chính cá nhân”. Biết là vậy nhưng thực tế để triển khai ứng lương trong doanh nghiệp không hề đơn giản.

Ở góc độ doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng luôn có sẵn một khoản ngân sách không nhỏ để đáp ứng nhu cầu ứng lương của người lao động. Đó là chưa kể tới tình trạng thủ tục, quy trình thủ công và phức tạp, dẫn đến việc bộ phận kế toán phải đối soát mất nhiều thời gian, điều này làm nặng thêm công việc cho bộ phận hành chính – kế toán. Từ đó khiến việc ứng lương vốn từ quyền lợi chính đáng của người lao động lại vô tình trở thành “như đi xin”.

Lời giải nào cho bài toán tạm ứng tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Previous post Nhờ khoản thu từ dịch vụ tư vấn và quản lý bất động sản, Tập đoàn Danh Khôi (NRC) báo lãi kỷ lục 190 tỷ đồng trong quý 4
Next post Lợi nhuận tháng 9 của Thế giới Di động (MWG) phục hồi mạnh lên 333 tỷ đồng: Nhấn mạnh được hỗ trợ thiện chí của hầu hết chủ nhà, ngoại trừ số rất ít còn lại