Tốc độ giải ngân chậm lại, cổ phiếu theo sóng đầu tư công có hạ nhiệt?

Trong bối cảnh hai trụ đỡ tiêu dùng và xuất khẩu tiếp tục suy yếu do dịch bệnh, Agriseco Research đánh giá, đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 đã được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước. Riêng năm 2021, vốn đầu tư công kế hoạch gần 600.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành nguồn lực thích đáng để giải quyết các dự án trọng điểm hiệu quả. Giai đoạn 2021 – 2025 mục tiêu đầu tư công sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tác động lan tỏa nhiều khối ngành, chuyển đổi kinh tế số theo cách mạng công nghệ 4.0 thay vì ưu tiên việc đảm bảo an sinh xã hội như giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng thời, tập trung nguồn vốn giải ngân ở các công trình hạ tầng lớn như sân bay, cao tốc, nhà ga có quy mô quốc gia thay vì các dự án quy mô vùng, tỉnh, điện đường trường trạm như giai đoạn trước. Chính phủ đã cắt giảm khoảng 1.050 dự án không cần thiết. Dự kiến việc cắt giảm sẽ tiếp tục để còn khoảng 5.000 dự án thực hiện so với con số 6.447 dự án giai đoạn 2016 – 2020.

Số vốn tăng lên trong khi số lượng dự án được cắt giảm sẽ tạo ra nguồn lực tập trung vào các dự án trọng điểm như 11 dự án thành phần tuyến Cao tốc Bắc Nam, Sân bay Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Nhiệt điện Sông Hậu 1,…

Tốc độ giải ngân chậm lại, cổ phiếu theo sóng đầu tư công có hạ nhiệt? - Ảnh 1.

Previous post Chuyên gia Savills: ‘Lướt sóng’ đẩy giá bất động sản không khả thi trong thời gian tới
Next post The Aston Nha Trang – Đẳng cấp sống của giới thượng lưu thời đại mới