Những con số ấn tượng của bất động sản công nghiệp 2020 – Một năm giá tăng cao kỷ lục

Trong bối cảnh nền kinh tế của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc hạn chế đi lại vẫn tiếp tục kéo dài, thì làn sóng thu hút dòng vốn đầu tư vào BĐS công nghiệp lại đang diễn ra mạnh mẽ. 

Nguồn cầu về loại hình BĐS công nghiệp xây sẵn tăng trưởng mạnh do các nhà cung cấp dè dặt hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đang dựa vào các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng.

6 tỉ USD FDI đăng kí mới vào khu công nghiệp

Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt 21,2 tỷ USD, với 1.947 dự án đăng ký đầu tư mới với số vốn là 10,36 tỷ USD. Bạc Liêu chiếm 18,86% nhờ vào dự án Nhà máy điện LNG của Singapore trị giá 4 tỷ USD. Các thị trường dẫn đầu khác là TP.HCM chiếm 15,34%, Hà Nội 13,78% và Bà Rịa – Vũng Tàu với 10,13%. Mức đầu tư từ Singapore đạt 6,76 tỷ USD, chiếm 31,91% tổng vốn FDI đăng ký, tiếp theo là Hàn Quốc 3,16 tỷ USD, tương đương 14,94%; và Trung Quốc với 1,87 tỷ USD, tương đương 8,85%.

Trong 9 tháng đầu năm, ngành sản xuất và chế tạo có tổng vốn FDI đăng ký giảm từ mức18,089 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước xuống còn 9,88 tỷ USD với 614 dự án cấp mới, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2020 các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) đã trực tiếp thu hút khoảng 335 dự án FDI với số vốn đăng ký mới khoảng 6 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký mới cho ngành sản xuất ở khu vực phía Bắc đạt 2,88 tỷ USD, chiếm hơn 61,13% tổng vốn đăng kí mới; theo sau đó là khu vực phía Nam với 1,60 tỷ USD, tương đương 34.05%, và miền Trung là 4.82% với 227 triệu USD.

Những con số ấn tượng của bất động sản công nghiệp 2020 - Một năm giá tăng cao kỷ lục - Ảnh 1.

Previous post Những cái bắt tay nghìn tỷ của ngân hàng và bảo hiểm
Next post Lý Nhã Kỳ: Tôi không thích đi ô tô 40 tỷ nữa, muốn đi xe máy, ăn vỉa hè