Vì sao trong dịch Covid-19, số lượng các doanh nghiệp bất động sản thành lập vẫn tăng mạnh?

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới trong 9 tháng đầu năm đạt 5.4000 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù trải qua 4 làn sóng dịch Covid-19, đặc biệt là làn sóng thứ 4 bùng phát mạnh từ mấy tháng qua, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên một số doanh nghiệp bất động sản vẫn có lãi lớn và chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cùng với đó, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn có điều kiện thuận lợi trong việc huy động và điều phối dòng vốn, từ đó có điều kiện hoạch định và phân bổ lợi nhuận tốt hơn. Những tháng cuối năm 2021, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đã đẩy mạnh kế hoạch, hoạt động đầu tư kinh doanh.

Còn theo ông Lê Hoàng Hoán Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Land Group (VLG) cho biết: ” Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nguồn cung bất động sản khan hiếm dẫn đến tình trạng thiếu hàng, nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, song nhu cầu đầu tư vẫn tăng và bất động sản vẫn là kênh đầu tư lâu dài. Việc ra đời của các doanh nghiệp BĐS mới là một dấu mốc quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”.

“Đây cũng là lý do chúng tôi quyết định thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn VLG. Trên cơ sở các cơ hội phát triển của thị trường Bất động sản Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi định hướng tập trung phát triển phân khúc thị trường bất động sản ở khu vực ven đô thị; các thị trấn, thị tứ, khu dân cư nông thôn; làng nghề nơi hiện nay được đánh giá thanh khoản khá cao. Trong dài hạn, căn cứ vào thị trường sẽ tiếp tục phát triển các dự án có quy mô lớn hơn tại các phân khúc mang tính cạnh tranh cao như: Bất động sản tại trung tâm các đô thị; Bất động sản công nghiệp; Bất động sản logictics và Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”..

Cùng quan điểm với ông Hoán, nhiều doanh nghiệp BĐS mới thành lập hiện nay đang đẩy mạnh phát triển những phân khúc ngách của bất động sản như BĐS khu công nghiệp, BĐS tỉnh lẻ thay vì tập trung vào các thị trường BĐS căn hộ chung cư hay BĐS nghỉ dưỡng vốn đã sôi động tại các thị trường như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc như trước kia.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những tháng cuối năm, thị trường BĐS sẽ tiếp tục đón nhận một lực lượng mới nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tân binh đổ vào thị trường bởi nguồn cung khan hiếm cộng với dòng vốn đổ vào bất động sản tương đối dồi dào sẽ tiếp tục là lực đẩy tăng số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới,

“Hiện nay, một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư cũng tạo áp lực tăng giá. Dù kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Cùng với đó, nhu cầu bỏ tiền vào đất xem như một kênh giữ tiền an toàn tránh lạm phát. Từ đầu năm 2021, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng nhanh khiến nhiều nơi còn xảy ra tình trạng sốt đất”, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định.

Previous post Sốc vì khỏi COVID 1 tháng vẫn mệt mỏi, hụt hơi: Bác sĩ nêu lý do, cách xử trí
Next post VnIndex tăng mạnh mẽ 16 điểm, nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng nhìn thị trường chứng khoán vượt đỉnh