Tại sao sếp không bao giờ chịu nghe nhân viên góp ý? Bạn đã phát biểu ý kiến theo cách thông minh nhất chưa?

Muốn thuyết phục sếp, trước hết bạn phải biết sếp muốn gì

Mặc dù hiểu điều sếp nghĩ không phải một việc dễ, nhưng tôi tin rằng, suy nghĩ của những người làm lãnh đạo thường không khác nhau cho lắm. Vì thế, chỉ cần bạn nắm chắc “những ông chủ bình thường đang nghĩ gì” là đủ để đoán suy nghĩ của sếp bạn, xem sếp đang muốn có gì, có thể bỏ gì…

Vậy làm sao để biết những người lãnh đạo đang nghĩ gì? Bạn có thể tham khảo các loại sách báo về quản lý, kinh doanh, đi học lớp kỹ năng, trò chuyện với bạn bè… Bên cạnh việc giúp bạn cải thiện cách nhìn và cách ứng xử ở nơi làm việc, những hoạt động kể trên còn giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa “góc nhìn nhân viên” và “góc nhìn ông chủ”.

Khi bạn nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn của một người lãnh đạo, bạn không thể chỉ cân nhắc lợi ích của cá nhân bạn, mà còn phải nghĩ đến cả bộ phận, cả công ty. Khi đó, bạn không thể chỉ tập trung vào những hiệu quả ngắn hạn, mà còn cần nhìn vào những cơ hội dài hạn trong tương lai. Bạn sẽ thấy mọi vấn đề đều không còn đơn giản như vẻ bề ngoài, mà luôn là dấu hiệu cho nhiều vấn đề khác cần được phát hiện và giải quyết.

Ví dụ, giả sử bạn nghĩ mình làm việc vất vả nhiều năm nhưng không hề được thăng chức tăng lương, công ty có vẻ không hề coi trọng nỗ lực của bạn. Nhưng ở góc nhìn của ông chủ, thì có khi bạn vẫn chưa đủ nỗ lực, mạng lưới quan hệ của bạn vẫn chưa ổn, trình độ chuyên môn của bạn chưa đạt yêu cầu, công ty đang gặp khó khăn…

Khi bạn suy nghĩ từ góc độ của nhân viên, có lẽ bạn sẽ bực bội oán trách, nhưng nếu bạn cân nhắc vấn đề trên cương vị người lãnh đạo, bạn sẽ tìm ra các vấn đề tiềm ẩn và cách giải quyết khả thi hơn – điều sếp của bạn quan tâm. Ngược lại, những vấn đề được diễn đạt dưới dạng đấu tranh quyền lợi cho nhân viên đều sẽ bị sếp bạn cho là phàn nàn, không buồn coi trọng.

Trao đổi kiểu trò chuyện đơn giản và trình bày dạng bảng

Nhiều người lãnh đạo chia sẻ, họ sợ nhất là khi nhân viên bước vào và xin vài phút trò chuyện. Không phải họ sợ bị hỏi, mà họ sợ nhân viên sẽ đưa ra những câu hỏi chưa được cân nhắc kỹ càng, khiến họ mất thời gian trao đổi mà nhiều khi không mang lại hiệu quả gì.

Những cuộc nói chuyện lan man vô tích sự như thế trong mắt sếp là phí phạm thời gian và sức lực. Vì thế, nếu bạn muốn sếp nghiêm túc lắng nghe vấn đề của mình, và nghĩ rằng bỏ thời gian ra cho bạn là hoàn toàn xứng đáng, thì đừng quên sử dụng một vài “mánh khóe” trong diễn đạt.

Dưới đây là một gợi ý bằng cách diễn đạt dạng bảng:

– Đưa ra chủ đề chính

– Liệt kê các ý chính

– Điền thông tin cần thiết

Ví dụ: “Thưa sếp, tôi muốn trình bày một số ý kiến về chuyến du lịch hàng năm của công ty mình (Chủ đề chính). Nhìn chung thì có ba điều cần quan tâm (liệt kê các ý chính): Thứ nhất, mọi người đã bỏ phiếu là muốn đi Nhật; thứ hai, tôi đã tham khảo giá cả và thấy rằng vào thời gian được chọn trước đó giá cả tương đối cao, thời tiết lại lạnh; vậy nên tôi nghĩ chúng ta nên dời chuyến đi sang tháng 4, làm vậy sẽ phù hợp với ngân sách của công ty hơn, mà thời tiết lúc đó cũng dễ chịu (Điền thông tin). Anh thấy sao ạ?

Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:

. Quá khứ, hiện tại, tương lai

. Thực trạng, vấn đề, giải pháp

. Đối với nhân viên, đối với công ty, đối với khách hàng

. Đối với cá nhân, đối với bộ phận, đối với công ty

. Lợi ích, bất lợi, kế hoạch sau khi đo lường lãi lỗ

. Lợi ích thứ nhất, lợi ích thứ hai, lợi ích thứ ba

Tại sao sếp không bao giờ chịu nghe nhân viên góp ý? Bạn đã phát biểu ý kiến theo cách thông minh nhất chưa? - Ảnh 1.

Previous post Văn Phú – Invest lần đầu được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”
Next post Mizuki Park – Khu đô thị tích hợp đáng sống bậc nhất phía Nam Sài Gòn sắp ra mắt 2 tòa mới