Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp FDI sau cơn bão đại dịch

Đại dịch đi qua đã làm nhiều doanh nghiệp lao đao, trong đó có cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư , Mỹ có tổng vốn đầu tư hơn 9,7 tỷ USD, đứng thứ 11 trong 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tính đến 20/10, các doanh nghiệp FDI Mỹ đầu tư 1.134 dự án vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9,7 tỷ USD.

Trong hai năm qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch cùng nhiều đợt giãn cách liên tiếp. Đặc biệt, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã tác động lớn đến hoạt động của các trung tâm công nghiệp lớn như TP HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương…

Tại Talk show Nguy Cơ, chia sẻ với người dẫn chương trình Nguyễn Phi Vân, hai vị khách mời là bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành AmCham (Hiệp hội Thương Mại Mỹ) Việt Nam và ông Jonathan Moreno, Tổng Giám đốc Diversatek Việt Nam, đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI Mỹ.

Đại dịch mang đến những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp

Đại diện AmCham chia sẻ: “Trong những làn sóng Covid-19 đầu tiên, tôi nghĩ, Việt Nam đã kiểm soát vô cùng hiệu quả. Khi làn sóng thứ tư ập tới, tất cả chúng tôi, bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài ở Việt Nam và các công ty Việt Nam đều gặp vô vàn khó khăn.”

Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các công ty sản xuất, các doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng, đảo lộn sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp phải dừng một phần, thậm chí toàn bộ hoạt động. Nhiều công ty đã không thể duy trì hoạt động, hoặc nếu có thể duy trì hoạt động theo mô hình bong bóng tốn kém, phức tạp cả về mặt logistic và về tinh thần. Bà Mary cho rằng, những giải pháp tạm thời hiệu quả, tuy nhiên, chúng không bền vững.

Ông Jonathan Moreno của Diversatek chia sẻ rằng công ty phải chi hơn gấp đôi số tiền để sản xuất ra 50% sản lượng. Trong thời điểm khó khăn, Diversatek tự hào vẫn giữ chân được nhân công để tiếp tục sản xuất, ngay cả khi hiện tượng dòng người lao động lũ lượt rời các thành phố để về quê xảy ra trên diện rộng. Diversatek và nhiều công ty thành viên của AmCham đã làm được điều này nhờ nỗ lực trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ nhân viên trong khoảng thời gian giãn cách.

Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp FDI sau cơn bão đại dịch - Ảnh 1.

Previous post Kế hoạch ngân sách 6 nghìn tỷ USD của ông Biden: “Tiền đang rẻ, cứ tiêu đi!”
Next post Chảy máu cam không chỉ cảnh báo mũi tổn thương mà còn liên quan đến 3 bệnh nguy hiểm này: Nhớ sơ cứu đúng cách để tránh biến chứng, hóa ra trước giờ chúng ta vẫn làm sai