Từ hiện tượng “Cầu Vàng Đà Nẵng” đến biểu tượng “Song tượng Thịnh vượng Tây Nguyên”

Từ hiện tượng “Cầu vàng”

Hơn nửa năm xây dựng và hoàn thành, công trình Cầu Vàng tại Bà Nà Hill đã chính thức mở cửa vào tháng 6/2018. Nằm ở độ cao 1.400m với chiều dài 5m trên đỉnh núi Bà Nà, cây cầu là điểm nối trạm cáp treo với các khu vườn khác trong khu nghỉ dưỡng.

Vào thời điểm đó, thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng ghi nhận, lượng khách đến nơi đây tăng mạnh kể từ khi Cầu Vàng đón khách thăm quan. Một khảo sát khác cho thấy, giai đoạn cuối tháng 7/2018, cứ 3 khách quốc tế liên hệ đặt tour thì 2 khách yêu cầu check-in Cầu Vàng ở Bà Nà Hills. Thống kê thú vị này là một minh chứng rõ nét về sức hút của Cầu Vàng.

Nhưng có lẽ những số liệu về lượng khách du lịch không thể miêu tả hết sức nóng của công trình này. Bởi ngay sau đó, hàng loạt các hãng thông tin lớn như CNN, BBC hay The New York Times, Time, FoxNews, The Guardian v.v… đều đã đồng loạt đăng tải thông tin miêu tả sự khác biệt, thiết kế độc nhất vô nhị của công trình này. Trang web kiến trúc uy tín Archdaily trên thế giới còn dành một bài với tên gọi: “Tận mắt chiêm ngưỡng thiết kế táo bạo của cây Cầu Vàng ở Việt Nam”.

Nhắc lại thời điểm lên ý tưởng cho Cầu Vàng, bà Phạm Thị Ái Thủy – Phó Giám đốc TA Landscape Architecture kể lại rằng, chính bà và người cộng sự Thiết kế Trưởng Vũ Việt Anh đã đứng trước thách thức lớn khi cảnh quan ở Bà Nà quá đỗi thần tiên. Và rồi một lần, khi đứng ở sườn núi nhìn về thành phố Đà Nẵng, cảm xúc trước thiên nhiên hùng vĩ khiến bà Phạm Thị Ái Thuỷ phác thảo hình ảnh đầu tiên về một chiếc cầu được nâng đỡ trên đôi tay của vị thần.

Một năm sau đó, Cầu Vàng được khai sinh, mềm mại uốn cong như một dải lụa vàng óng ả giữa núi rừng Bà Nà, được nâng niu bởi bàn tay khổng lồ loang lổ rêu phong. Sức hút của Cầu Vàng đã đưa công trình trở thành biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng.

… Đến Song tượng Thịnh vượng: Biểu tượng mới của du lịch Tây Nguyên

Tiếp nối Cầu Vàng, với đôi bàn tay tài hoa, KTS. Phạm Thị Ái Thuỷ và KTS. Vũ Việt Anh tiếp tục ấp ủ tạo hình cho công trình điểm nhấn của quảng trường Premia Square với tên gọi “Song tượng Thịnh vượng”. Khi nhận lời đề nghị từ Tập đoàn Capital House về một công trình đặc biệt cho khu đô thị EcoCity Premia, hai vị KTS lại đứng trước thách thức mới trong bài toán “Làm thế nào để tạo ra một công trình biểu tượng đậm chất văn hoá Tây Nguyên?”

Ý tưởng từ hình ảnh đàn voi, dấu ấn đặc trưng của văn hoá núi rừng với chú voi đầu đàn hùng dũng đang bước chân về vùng đất mới, trù phú, ấm no và hạnh phúc đã dần được tạc lên với từng nét vẽ đầu tiên. Song, điều đó vẫn chưa đủ để giấc mơ kiến tạo một biểu tượng mới của văn hoá Tây Nguyên hình thành trọn vẹn. Cho đến một lần, khi đứng giữa mảnh đất văn hoá Tây Nguyên quá đỗi giàu cảm xúc, các KTS tài ba đã tạc hoạ thêm hình ảnh về con nước đầu nguồn chảy từ ngọn núi cao, mang ý nghĩa ban tặng tinh hoa núi rừng cho những người dân nơi đây.

Từ hiện tượng “Cầu Vàng Đà Nẵng” đến biểu tượng “Song tượng Thịnh vượng Tây Nguyên” - Ảnh 1.

Previous post Bốc trúng biển sảnh rồng ‘567.89’, chủ xe Hyundai Accent từ chối bán xe với giá 1,4 tỷ đồng
Next post CNBC: Tại sao Singapore lại giàu đến vậy và lý do người dân vẫn không vui vì điều đó?