Trọng tâm phát triển trong trung và dài hạn của VIB là gì?

Chia sẻ với cổ đông tại buổi Đại hội cổ đông thường niên 2021 diễn ra mới đây, lãnh đạo VIB cho biết trong năm 2020 ngân hàng này đã đạt kết quả kinh doanh vượt xa mục tiêu và trong nhóm dẫn đầu ở nhiều mảng kinh doanh trọng yếu như thẻ tín dụng, cho vay mua ô tô, doanh số bancassurance … Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) của VIB hiện ở mức 29%, là một trong các ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất.

“Chúng tôi quan niệm quản trị doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh minh bạch là yếu tố cơ bản và quan trọng để đưa VIB phát triển bền vững. Hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi lãnh đạo và toàn bộ CBNV VIB luôn đặt quản trị rủi ro và tuân thủ là một phần thiết yếu của văn hóa doanh nghiệp. Với tinh thần này, VIB là ngân hàng đầu tiên áp dụng 3 trụ cột Basel II và tiên phong thử nghiệm áp dụng các tiêu chuẩn của Basel III, đồng thời là ngân hàng có chất lượng tín dụng hàng đầu.” Ông Vỹ cho biết

Với hơn 4.800 tỷ đồng lợi nhuận để lại tại thời điểm cuối năm 2020 (sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định), VIB dự kiến sẽ chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông đến 40% trước quý 3 năm 2021. Đồng thời, Ngân hàng đặt kế hoạch tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu ở các lĩnh vực quan trọng trong năm 2021 cùng lợi nhuận kỷ lục trên 7.500 tỷ đồng, ROE trên 29%.

Một trong những nội dung chính được lãnh đạo VIB trao đổi với cổ đông là tốc độ phát triển và tương lai của mảng bán lẻ. Theo ông Đặng Khắc Vỹ, dư nợ bán lẻ của VIB năm vừa qua tăng trưởng 32%, đạt 144.000 tỷ đồng, chiếm 84% trong tổng dư nợ toàn hàng. “Đây là con số đáng mơ ước với các ngân hàng yêu thích mảng bán lẻ” – ông Vỹ chia sẻ. Với chiến lược tập trung vào bán lẻ, VIB có 96% dư nợ có tài sản đảm bảo, đồng thời, với khẩu vị rủi ro thận trọng của VIB, tài sản đảm bảo tại nhà băng có giá trị tương đương giá thị trường.

Với dư nợ bán lẻ tăng trưởng bình quân trên 51%/năm và chất lượng tài sản tốt trong 4 năm qua, VIB ghi dấu ấn trên thị trường là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bán lẻ thuộc top đầu ngành. Bên cạnh việc các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cốt lõi và chủ lực liên tục giữ số 1 về thị phần tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ hàm lượng công nghệ cao cũng được ngân hàng đặc biêt chú trọng đầu tư và phát triển.

Trọng tâm phát triển trong trung và dài hạn của VIB là gì? - Ảnh 1.

Previous post Lợi nhuận tháng 9 của Thế giới Di động (MWG) phục hồi mạnh lên 333 tỷ đồng: Nhấn mạnh được hỗ trợ thiện chí của hầu hết chủ nhà, ngoại trừ số rất ít còn lại
Next post Danh mục đầu tư 60/40 liệu có còn hiệu quả?