Nguy cơ lạm phát khiến thị trường BĐS sôi động trở lại

Dòng tiền chảy mạnh về BĐS

Tại Việt Nam, sáng ngày 12.11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. Phân tích rõ hơn về nguy cơ lạm phát, các chuyên gia cho rằng tại Việt Nam, một gói 800.000 tỉ đồng dự kiến sẽ được bơm ra thị trường trong thời gian tới. Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khóa chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.

Trong các kênh đầu tư phổ biến hiện nay, vàng – chứng khoán đều lên xuống thất thường và khó định lượng. Đồng ngoại tệ hiện cũng đang bất ổn vì nguy cơ lạm phát toàn cầu.

Giữa bối cảnh này, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản. Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới.

Đơn cử, giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, giá nhà đất đã tăng 100 – 150% chỉ trong một năm, tăng mạnh nhất trong lịch sử.

Từ tháng 10 tới nay khi các thông tin lạm phát bắt đầu xuất hiện, lượng giao dịch BĐS tại thị trường thứ cấp tăng mạnh, minh chứng là thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 tăng gấp đôi tháng 9. Song song đó, thị trường sơ cấp cũng sôi động không kém. Các buổi công bố sản phẩm hay giới thiệu dự án từ đầu tháng 11 đến nay đều chứng kiến lượng người quan tâm và tham dự đông kỷ lục.

Tại tọa đàm trực tuyến mới đây, các chuyên gia cho hay, về kinh tế học khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ neo vào kênh như BĐS. Nếu mua một căn nhà với giá 1 tỷ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỷ đồng.

Ông Khương khuyến nghị, lạm phát xảy ra, càng đầu tư BĐS càng lớn, càng tốt. Nếu nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là hợp lý. Ông Khương cũng cho rằng, tỷ suất sinh lời cao và nhanh ở thời điểm hiện tại sẽ khác so với những năm trước. Không phải cứ đầu tư năm nay là năm sau kiếm được 40-50%. Vị chuyên gia này còn tiết lộ thêm, hiện ông cũng đổ toàn bộ tiền vào BĐS.

Tìm kênh đầu tư an toàn “trú ẩn” dòng tiền

Nếu đầu năm thị trường nghỉ dưỡng còn chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh thì thời gian gần đây nhiều thị trường vùng ven như Kê Gà (Bình Thuận) hay huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ (BR-VT)… liên tục ghi nhận sự đổ bộ của nhà đầu tư, gây ra hiện tượng ùn ứ trên nhiều tuyến đường và các phòng công chứng nhà đất. Thậm chí, nhiều phòng công chứng một cửa phải xếp hàng dài từ bãi giữ xe. Tại nhiều ngân hàng, cũng ghi nhận hiện tượng người dân xếp hàng chờ đợi rút tiền mặt từ các sổ tiết kiệm để tìm kiếm kênh gửi gắm khác an toàn hơn.

Đánh giá về thị trường nghỉ dưỡng như vùng Kê Gà (Bình Thuận), giới đầu tư cho biết đây là sự dịch chuyển nằm trong dự tính. Bởi lẽ trước áp lực dòng tiền mất giá, nhà đầu tư luôn có xu hướng tìm đến kênh sinh lời kép ở những thị trường giàu tiềm năng tăng trưởng.

Hiện nay Kê Gà là một trong những địa phương có sức bật hạ tầng mạnh nhất cả nước, đón dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ hạ tầng như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết đều ấn định sẽ hoàn thành trong năm 2022, tuyến DT719 và DT719B cũng được hoàn thiện trong thời gian này. Ngoài ra Kê Gà còn được hưởng lợi từ sân bay Quốc tế Long Thành đang khởi công. Tất cả đều là lực đẩy để thị trường này gia tăng giá trị BĐS. Chưa kể, so với các thủ phủ nghỉ dưỡng, mặt bằng giá Kê Gà hiện chỉ bằng ½, thậm chí 1/5 thị trường kỳ cựu nên có dư địa tăng giá lớn.

Với vai trò là thủ phủ second home của người Sài Gòn cùng tiềm năng đón lượng du khách lớn từ nội địa và Quốc tế qua đường sân bay, khả năng khai thác lợi nhuận từ kênh lưu trú là rất lớn nhờ vào lượng du khách tăng đột biến sau khi hạ tầng hoàn thiện.

Nguy cơ lạm phát khiến thị trường BĐS sôi động trở lại - Ảnh 1.

Previous post DNNN thoái vốn ngoài ngành: Lực bẩy tăng thu ngân sách
Next post Chủ đầu tư dự án Phú Gia Compound khởi kiện UBND TP Đà Nẵng