Quy mô cho vay lĩnh vực bất động sản đang như thế nào?

Theo thông tin mới đây của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý 1/2021, dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán giảm 1%. 

Mức tăng trưởng tín dụng bất động sản cũng nhỉnh hơn so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng chung của các ngành kinh tế trong quý 1/2021 (2,93%). 

Trước đó, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản cuối tháng 2/2021 là hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2020 (trong đó kinh doanh bất động sản tăng 2,82%). 

Với tình hình giá bất động sản và chứng khoán tăng mạnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN vẫn luôn theo dõi sát sao NHNN luôn theo dõi sát sao để định hướng tín dụng chảy vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán và bất động sản. 

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ hồi cuối tháng 3, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú Phó Thống đốc cũng cho biết, tín dụng cho bất động sản có thể chia thành 2 nhóm. Một là cho đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ, đầu tư dự án, có khả năng thanh khoản không cao và đây là đối tượng NHNN chủ trương hạn chế. Hai là đối tượng giúp cho thanh khoản hàng hoá bất động sản như nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở giá rẻ, nhà ở có tính chất thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 

Phó Thống đốc cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến bất động sản nóng lên thời gian gần đây là do tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin về thuế đất, quy hoạch để kiếm lợi nhuận.

Previous post ĐHĐCĐ Kido (KDC): Chuỗi Chuk Chuk sẽ bán online từ ngày 22/9, thống nhất chia thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông
Next post Dòng vốn nào đang gây ra tình trạng “sốt đất”?