Giật mình với giá biệt thự Hà Nội: Xuất hiện rủi ro lớn từ giá tăng cao, lộ diện thêm nhiều điểm nóng
Báo cáo của Savills cho biết, nguồn cung mới biệt thự, liền kề trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 905 căn, giảm 4% theo quý và tăng 15% theo năm đến từ ba dự án mới và giai đoạn mới của sáu dự án đã mở bán.
Huyện Hoài Đức nắm giữ 50% thị phần, hầu hết đến từ An Lạc Green Symphony và Hinode Royal Park. Nguồn cung sơ cấp đạt 1.950 căn, giảm 1% theo quý và tăng 5% theo năm. Theo sau Hoài Đức là Đông Anh với 21% và Hà Đông với 17%. Khu vực phía Tây bao gồm Hà Đông, Hoài Đức và Đan Phượng sẽ mang đến nhiều nguồn cung nhất trong nửa cuối của năm.
Hoạt động thị trường đạt 1.087 giao dịch, tăng 16% theo quý và 131% theo năm. Hoài Đức dẫn đầu lượng giao dịch với 39% thị phần, theo sau bởi Quận Hà Đông với 19%. Tỷ lệ hấp thụ ở mức 59%, tăng 9 điểm % theo quý và 30 điểm % theo năm. Q2/2021 có mức hấp thụ cao nhất kể từ Q2/2019, với nhà liền kề và nhà phố thương mại chiếm 83% lượng giao dịch. 63% lượng mở bán mới đã được hấp thụ. Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 4.907 USD/m2, tăng 10% theo quý và 3% theo năm.
Giá trung bình của nhà liền kề là 5.173 USD/m2, tăng 11% theo quý và 16% theo năm. Với nhà phố thương mại, giá trung bình khoảng 8.135 USD/m2, tăng 4% theo quý và 11% theo năm. Giá sơ cấp trung bình của các loại hình thức bất động sản đều tăng trong quý này, với mức tăng hơn 20% tại một số dự án ở quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh và Hoài Đức. Trong vòng 5 năm vừa qua, giá chào bán thứ cấp của biệt thự/nhà liền kề đã tăng khoảng 7% mỗi năm.
Trong nửa còn lại của năm, dự kiến có khoảng 2.100 căn từ 10 dự án sẽ được mở bán. Hầu hết nguồn cung tương lai đến từ giai đoạn tiếp theo của những dự án hiện có tại Huyện Hoài Đức và Đan Phượng.Quý ba thường có